Hồng Đơn Dương đặc sản quê tôi
Cây Hồng Đà Lạt thuộc loại cây ăn trái ôn đới á Đông hay cận nhiệt đới, những vùng cao nguyên có khí hậu mát mẻ quanh năm thích hợp cho cây hồng. tour du lịch đà lạt lễ 30 tháng 4 quý du khách sẽ được tìm hiểu kỹ hơn vê cây hồng nhé
Hồng có xuất xứ từ Nhật Bản và được coi là một loại đặc sản của xứ sở Phù Tang. Hồng được ghi nhận có mặt trên đĩa trái cây ngày Tết tại Trung Quốc và Nhật từ hơn 1000 năm qua, xuất hiện tại châu Âu từ đầu thế kỷ thứ 19. Cây hồng có thể cao hơn 15 m và sống từ 100-150 năm và đếm được hơn 800 loại. Có nhiều người không ưa vị chát đặc trưng của hồng cho đến khi người châu Á tuyển chọn, lai tạo và xuất khẩu được loại hồng hoàn toàn mới có vị ngọt và thơm ngon. Hiện nay hồng được ươm trồng trên khắp Thế giới và có thể lên đến hơn 2000 loại.
Trong văn chương Trung Quốc có nói đến cây hồng từ những năm 300 – 450 trước công nguyên, và cây hồng đã phát triển sang Nhật Bản, Triều Tiên, châu Á… Cũng có tư liệu trồng cây hồng của người Nhật viết rằng hồng là tài nguyên đặc biệt của Nhật Bản.Hồng tên khoa học là Diospyros kaki L., họ Thị (Ebénaceae), cây cao từ 3 đến 7-8 mét, cây rụng lá hàng năm và ra lộc vào tháng 2-3. Trái chín vào tháng 8-12; trái có màu vàng, đỏ rực rỡ trông rất đẹp mắt.
Đà Lạt – Lâm Đồng là nơi thích hợp cho cây hồng sinh trưởng vì có khí hậu mát mẻ. Đà Lạt có khoảng 2 tháng rưỡi lạnh (từ giữa tháng 12 đến cuối tháng 2) là thời gian cây hồng cần để tụ và đậu trái, tuy nhiên cũng có nhiều giống hồng cần ít lạnh hơn.Đất ở Đà Lạt có nhiều vùng khác nhau từ địa hình, loại đất… nhưng đa số đều trồng được cây hồng. Chỉ cần biết lựa giống hồng cho thích hợp với đất. Đà Lạt có nhiều khe suối, ao nhỏ để cung cấp nước cho những vườn hồng nếu cần; chế độ mưa gần như liên tục trong mùa hồng ra trái đảm bảo cho cây hồng sinh trưởng tốt.Người dân Đà Lạt thích trồng cây ăn trái như cây hồng vì nó mang lại nguồn lợi cho gia đình, góp phần giữ gìn môi trường trong lành.
Nguồn gốc và sự phát triển cây hồng ở Đà Lạt
Cây hồng du nhập đến Đà Lạt vào nhiều thời kỳ, nhiều cách… Vào khoảng năm 1889, khi người Pháp lập thử vườn trồng tỉa tại Dankia. Vào năm 1933, khi Đà Lạt có đường xe lửa, xe ô tô, người Pháp và Việt đưa cây hồng đến trồng rải rác ở các nhà vườn… Từ năm 1956 – 1975, cây hồng được đưa giống từ Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Hạ Uy Di vào trồng thực nghiệm ở vườn hoa, đèo Prenn… Từ đó đến năm 1991, cây hồng đã phát triển, gần 80 – 90% gia đình vườn nào cũng có trồng hồng từ 1 vài cây đến hàng trăm cây.
Cây hồng Đà Lạt hiện nay gắn liền với đời sống dân cư như cây rau, cây hoa, nó thích hợp với kinh tế vườn. Đến mùa thu hoạch trái hồng, sinh hoạt mua bán diễn ra nhộn nhịp, đã có một số gia đình giàu lên nhanh chóng nhờ vào cây hồng.
Trái ngon là trái chín mùi, không còn vị chát nữa. Khác với những loại trái cây khác, khi hồng có vẻ bề ngoài trông không “ngon mắt”, màu tái, gần như mềm, vỏ trong suốt và thịt bên trong nhão…, thì đó lại là thời điểm hồng ngon nhất (nhưng cũng rất dễ hư nếu để lâu, cần ăn ngay).Hồng khi còn cứng, chưa chín, có thể xếp vào bao cùng với một trái pom để thúc đẩy quá trình chín nhanh do gaz toả ra từ pom. Sau đó cho vào hộc chứa trái cây trong tủ lạnh để ngưng quá trình chín lại và theo các nhà dinh dưỡng, nên dùng trong thời gian 48 giờ thôi, không nên để quá lâu…
Hồng còn được dùng trong điều trị cao huyết áp và xoa dịu cơn đau bụng nhẹ. Để phòng chống các bệnh cảm cúm trong mùa lạnh người ta dùng sinh tố trái hồng và kiwi làm thức uống hàng ngày.Hồng còn dùng làm thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh đau cổ, ho, cao huyết áp.Người ta còn chế biến thành hồng khô là một loại thực phẩm có giá trị cao dễ tiêu thụ cho mọi đối tượng.Để được 1kg hồng khô, phải mất 5 kg hồng tươi. Hồng để chín tới, gọt vỏ, moi hột, ép và để vào thùng gỗ sấy ở nhiệt độ 35 – 400C. Khi hoàn toàn khô, trái hồng tự tiết ra một lớp bột đường màu trắng bao phủ trái hồng khô.Hồng khô được giá ngoài thị trường và người tiêu dùng rất ưa chuộng hồng khô Đà Lạt.
Không có nhận xét nào