Thông tin bạn cần biết về đặc sản ở vùng sông nước
Người miền Tây chuẩn bị rất nhiều thức ăn dự trữ cho mấy ngày tết. Sau đây là những món đặc sản nổi tiếng ở miền Tây khi tham gia tour du lịch tết đã ăn qua một lần thì sẽ không thể nào quên được.
1. Khô cá lóc: Khô cá lóc đồng được làm từ Cá lóc tẩm gia vị của vùng Miền Tây như: Muối, bột ngọt, tiêu, tẩm màu cá khô bằng ớt trái lớn (ớt bỏ hột giả lấy nước) ướp cá khoảng 30 phút. Sau đó đem phơi với nắng gắt 3 đến 4 ngày. Cá sau khi khô được phân chia bịch 1kg và được bảo quản ngăn tủ mát. Do đó dù để lâu vẫn giữ được mùi vị thơm ngon của khô cá lóc.
Khô cá lóc đem nướng làm ta cảm nhận được mùi vị thơm ngon của nó. Sau khi nướng, đập cho khô mềm, tơi cho dễ xé nhỏ. Khô cá lóc được làm gỏi như: Gỏi xoài, gỏi dưa leo, gỏi lá sầu đâu, gỏi đu đủ… vào ngày tết khô cá lóc thường xyên xuất hiện trên bàn tiệc cảu người miền Tây.
2. Cá Hấp đọt Bầu, Mướp: Cá lóc hấp chung với đọt bầu, mướp hoặc đọt bí là một trong những món ngon ngày Tết của khu vực miền Tây Nam Bộ. Món này được làm từ hai nguyên liệu chính là cá và các loại đọt non của bầu, bí… Cá dùng để hấp có thể là cá Lóc, cá tra hoặc cá Tai Tượng một trong những đặc sản tiêu biểu nhất trong số các loài cá nước ngọt của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cá để nấu món này phải là cá đồng mới đánh bắt, còn tươi sống, nặng khoảng chừng 800g tới 1kg. Cá sẽ được ngâm với giấm để hết nhớt, không dánh vải cá mà chỉ mổ bụng để lấy ruột cá ra, đối với cá lóc thì không cần phải mổ bụng. Những loại lá để hấp chung là những lá non hoặc là phần ngọn, nếu co hoa mướp hoặc mướp non thì hấp cá sẽ rất ngon. Món này cũng không khó để thực hiện. Xếp các loại rau xung quanh rồi đặt cá lên trên và để sôi với lửa liu riu. Khi thấy cá đã chín (biểu hiện là da cá nhăn nhíu lại) thì cho ra dĩa, giẻ, banh xác cá dài ra là có thể ăn được rồi. Món này được dùng kèm cùng với bánh tráng cuốn tép luộc cùng với khế xanh, chuối chát, thêm chút rau thơm, xà lách và bún cùng tai heo luộc ! Bạn có thể chấm với nước mắm me hoặc chút nước mắm nhỉ dầm với ớt cay đều rất ngon. Hương thơm thịt cá thơm lừng hòa quyện cùng với vị ngọt lựng của đọt mướp, đọt bầu chính là những nét độc đáo đặc trưng của món cá hấp này.
3. Cá Chạch: Là một loài cá phổ biến ở Miền Tây, cá thường sống ở sông, ao, đầm lầy… cá chạch có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thịt cá ít mỡ nhưng hàm lượng đạm cao và đa dạng hơn những loài cá khác. Trong Đông và Tây đều khuyên dùng cá chạch để chữa bệnh tiểu đường.
Xem thêm: tour Da lat tet 2017
Sau khi bắt cá chạch lên thì rửa sạch với nước phèn chua, rồi sắp lên dĩa. Tán nhuyễn cơm mẻ ra, cho thêm chút muối, đường và bột ngọt cho dịu bớt vị chua; ớt băm cho nhỏ rồi trộn vào cho vừa ăn là được. Rau sống gồm: đọt cóc, ngò gai, chuối chát, khế chua, mù ôm rửa sạch rối sắp ra dĩa. Sau đó chuẩn bị một bếp than hồng đỏ rực để nướng cá. Sắp cá chạch lên vĩ nướng, khi ngửi thấy mùi thơm, da cá nhăn dúm lại, bong ra là cá đã chín, có thể chấm cơm mẻ ăn được. Ăn cá chạch nướng được dùng chung với rau sống chấm cơm mẻ. Mùi cá nướng thơm lựng, vị beo béo của thịt cá cùng với vị chua chua, mằn mặn, ngon ngót, cay cay của cơm mẻ, nhâm nhi vài cốc rượu đế ngon thì còn gì bằng.
4. Lươn ruồng sả: Được xem như một loài thuỷ Sâm ở miền Tây. Để bắt lươn người ta thường dùng nhiều cách nhưng thông dụng nhất vẫn là dùng ống trúm, lươn được người dân nơi đây rất ưa chuộng và chế biến thành nhiều món ngon, trong đó có món lươn ruồng sả.
Xem thêm: tour Nha Trang tet 2017
Lươn ruồng sả là một trong các món ngon độc đáo trong ngày tết nguyên đán Miền Tây, đặc biệt là món này được ăn kèm với nước mắm cốt dừa nữa thì không còn gì để chê.
Dùng lươn cỡ ngón chân cái, rộng vài ba bữa cho lươn nhả sạch chất bẩn trong bụng. Để nguyên con (không làm sạch nhớt, mổ bụng) cho vô nồi đã đặt sẵn lá sả tươi cùng cọng sả tươi đập giập. Đậy kín nắp vung, cho nồi lên bếp lửa, lửa nóng khiến lươn ngọ nguậy tìm đường thoát, vậy là lươn ruồng trong đám lá sả và gốc sả. Sức nóng của bếp lò khiến da lươn bị nứt, rách và dần dần tự thấm mùi sả vào thịt lươn. Cùng lúc máu lươn tươm ra khi ruồng cũng thấm vào thịt lươn, thơm thơm mùi sả dễ chịu. Khi nồi lươn ruồng sả tỏa mùi thơm cũng là lúc món ăn đã hoàn tất. Lấy dĩa bàn sắp gốc sả đập giập và rau răm rồi gắp lươn đặt lên trên. Món này chấm với nước mắm nước cốt dừa, ăn kèm rau thơm, khế, chuối chát khiến thực khách ngẩn ngơ hoài nhớ.
Xem thêm bài viết hay vể tour du lịch Đà lạt tết nguyên đán 2017: http://vntour.com.vn/du-lich-da-lat-dip-tet-nguyen-dan-va-nhung-dieu-can-biet-ida5270000
Không có nhận xét nào